[Ingredient 101] All about moisturizing your skin - Các thành phần dưỡng ẩm bạn cần biết ?
Hi mọi người,
Mấy ngày gần đây trời trở lạnh nhỉ, mình theo dõi thấy nhiệt độ trung bình tầm 25 độ C thôi, da mình cũng vì thế mà ngày càng "biểu tình" kịch liệt hơn :( Vì thế nhân dịp này m viết bài về dưỡng ẩm da cho mọi người cùng tham khảo để áp dụng ngay và luôn. Lưu ý là mùa nào da cũng cần dưỡng ẩm nhé mn, nhưng đặc biệt mùa lạnh và khô thế này thì càng cần phải chú ý hơn, nhất là loại da khô và nhạy cảm (giống mình).
Bài viết hôm nay sẽ gồm các phần:
1. Các thành phần dưỡng ẩm, công dụng và cách hoạt động.
2. Phân loại các sản phẩm dưỡng ẩm & Các sản phẩm dưỡng ẩm mà mình chọn lọc.
3. Cách phối hợp và sử dụng sản phầm dưỡng ẩm trong skincare routine. Da mụn có nên dưỡng ẩm không ?
1. Các thành phần dưỡng ẩm, công dụng và cách hoạt động:
A. OCCLUSIVES: (hay còn gọi là chất khóa ẩm)
- Occlusives là nhóm các chất có tác dụng khóa ẩm cho da, hạn chế ko cho nước/độ ẩm của da bị bay hơi. Các chất thuộc nhóm này thường sẽ tạo một lớp màng trên bề mặt da để giúp da giữ độ ẩm, cũng chính vì thế nếu ko biết cách phối hợp và sử dụng đúng cách, chất này rất dễ gây bí da sinh mụn.
- Hiệu quả mang lại: da bóng, nhiều khi sẽ hơi "nhờn" và bóng nhẫy nếu dùng nhiều; nếu phối hợp với humectants và emollients sẽ giúp da mịn màng và căng bóng hơn.
- Các chất thuộc họ occlusives thường gặp trong sản phẩm: mineral oil và petrolatum (2 chất này khá là lạc hậu, hiện nay rất ít các hãng sử dung 2 chất này, trừ vaseline với johnson's baby và 1 số hãng truyền thống ra nhỉ), squalane (cực phổ biến hiện nay, Timless làm hẳn 1 chai luôn), dimethicone (dẫn xuất sillicone, cũng cực kì phổ biến), lanolin,...và các dầu nền.
B.HUMECTANTS: (hay còn gọi là chất cấp ẩm)
- Humectants là dòng họ các chất có khả năng hấp thụ nước rất cao. Các chất này hấp thụ nước cả từ trong không khí và từ dưới bề mặt da lên. Mọi người cứ xem humectants như nam châm ý, cứ ở đâu có nước là các bạn này sẽ hút hết và giữ ở tầng thượng bì.
- Cần lưu ý là, vì humectants chỉ hấp thụ nước trong không khí khi độ ẩm không khí lớn hơn 80%, nếu độ ẩm nhỏ hơn mức này humectants sẽ hút nước từ sâu dưới da lên. Trong trường hợp này nếu các bạn chỉ dùng các sản phẩm chứa humectants không thôi (serum 100% pure hyaluronic acid của timless chẳng hạn) lên nền da khô thiếu ẩm thì sẽ làm cho da khô hơn. Đây cũng là lý do mà hầu hết tất cả sản phẩm cấp ẩm thường có cả 2 chất là occlusives và humectants để hỗ trợ cho nhau. Trong đó occlusives sẽ khóa ẩm, ko cho độ ẩm bay hơi để humectants có thề làm tốt nhiệm vụ của mình hơn.
- Hiệu quả mang lại: da căng và bóng do ngậm nước, mềm mịn, giảm thiểu cảm giác căng rát khó chịu nếu bạn thuộc loại da khô.
- Các chất thuộc họ humectants thường gặp trong các sản phẩm: glycerin, sodium hyaluronate và hyaluronic acid, propylene glycol, urea, panthenol (vitamin B5) và cả AHA (hydoxy acids) luôn. Chắc hẳn glycerin và hyaluronic acid là gặp nhiều nhất nhỉ :)
C. EMOLLIENTS: (hay còn goi là chất làm mềm da)
- Emollients là nhóm các chất làm mềm và mịn da bằng cách lấp các khoảng trống trên bề mặt da, giúp da không bị mất nước. Các chất thuộc nhóm này cũng là các chất thuộc nhóm occlusives luôn như silicone và petrolatum, lanolin.
- Hiệu quả mang lại: da mịn, trơn láng và đỡ căng rát khi bị khô, giúp giảm thiểu các tình trạng da nứt nẻ, bong tróc,...và giúp các chất dưỡng ẩm khác bám vào da tốt hơn.
- Các chất thuộc họ emollients thường gặp trong các sản phẩm: petrolatum, lanolin, collagen, dimethicone, cyclopentasiloxane,...và các dẫn xuất của silicone,...
D. SKIN BARRIER COMPONENTS: (các chất giúp tái tạo bề mặt da)
- Các chất thuộc nhóm này giúp hỗ trợ cho quá trình tái tạo bề mặt da, nhất là các bạn da khô, da nhạy cảm, da bị viêm và yếu do tác hại của kem trộn, da mụn,...nói chung là nếu da bạn đang trong tình trạng yếu và có các vấn đề của da nhạy cảm (mụn, da đỏ, bong tróc, rát và ngứa) thì NÊN nên nên dùng các sản phẩm có chứa các thành phần này để giúp da phục hồi nhanh hơn.
- Lý do tại sao các thành phần này được thêm vào kem dưỡng ẩm cùng với các moisturizing agents khác là vì những chất này giúp da khỏe, phục hồi hàng rào bảo vệ da => từ đó da sẽ khắc phục được hiện tượng mất nước/thiếu ẩm/khô/nhạy cảm và các vấn đề khác do hàng rào bảo vệ da yếu.
- Các chất thường gặp trong các sản phẩm: ceramides, cholesterol, long -chain fatty acids - bộ 3 này khi được kết hợp với tỷ lệ 3:1:1 sẽ giúp thúc đẩy quá trình tái tạo hàng rào bảo vệ da nhanh nhất. Nếu các chất này riêng lẻ hoặc thiếu 1 trong 3 thì sẽ "vô thưởng vô phạt" nhé mn. Đã có rất nhiều nghiên cứu về bộ 3 này rồi đó. Tiêu biểu nhất là các sản phẩm từ hãng Cerave với các sản phẩm ngon bổ rẻ và áp dụng bộ 3 này trong hầu hết các sản phẩm của hãng :)
2. Phân loại các sản phẩm dưỡng ẩm & Các sản phẩm dưỡng ẩm chọn lọc:
Về các loại sản phẩm dưỡng ẩm thì trên thị trường có rất rất nhiều loại khác nhau, cũng có nhiều tiêu chí phân loại khác nhau như sau:
A. Phân loại dựa trên texture:
- lotion (dạng kem lỏng, thấm nhanh)
- gel (dạng trong suốt, lỏng và thấm rất nhanh)
- cream (dạng đặc hoặc siêu đặc tùy vào thành phần, thấm chậm hơn)
- facial oil (dạng lỏng nhưng rít, tốc độ thẩm thấu tùy theo loại dầu nền)
Ngoài các dạng này ra thì ở Châu Á (đặc biệt là ở Hàn, Nhật) còn có emulsion, starting treatment essence, essence, ampoule,....và cả serum mà phương Tây hay phương Đông đều có. Nhưng các dạng này thường chỉ có rất ít thành phần dưỡng ẩm (thông thường là glycerin) và có đặc tính thấm nhanh để có thể layer được, chủ yếu là có các hoạt chất, tinh chất hoặc thêm thắt 1 số các thành phần đặc biệt để bổ sung cho da. Những loại này thì theo mình có cũng được, ko có cũng chả sao vì skincare routine cơ bản nhất thì ko nhất thiết phải có những em này. Cần lưu ý nữa là càng layer nhiều lớp thì khả năng bị vón, ko thẩm thấu, da bị bí và bội thực,....là rất cao nếu bạn chưa đủ "kỹ thuật" và kiến thức layer hiệu quả nhé.Vì thế, ngay cả bản thân mình cũng chỉ thích skincare tối giản, 3-4 bước là tối đa vì mình cũng khá lười nữa :)
Sau đây là các sản phẩm mình chọn lọc và phân theo texture (đa số mấy em này đều đã/đang nằm trong wishlist của mình):
Trong mấy sản phẩm trên thì m đang dùng Eucerin ato control và Andalou natural 1000 roses beautiful day cream. Da mình là da hỗn hợp khô mùa hè (mùa nắng ở miền Nam ý) và sẽ thành da khô vào mùa lạnh (mùa mưa và cuối năm nè). Vùng mũi mình và phía rìa khuôn mặt hay bị khô và căng, nhất là vùng mũi sờ vào ko được láng mịn. vì thế mà nhiều khi m dùng 1 loại 1 lúc, Eucerin cho vùng da mũi và rìa, Andalou cho phần còn lại. Mà nói đi nói lại mình vẫn thích Andalou nhất, thành phần kem đặc biệt KO HỀ CÓ dẫn xuất SILICONE, mà chỉ có Olive squalane để khóa ẩm, cùng với hằng hà sa số các chất có nguồn gốc tự nhiên. Mấy hôm nay một ngày mình dùng 2-3 lần luôn ý vì da khô căng quá. Review em này mn xem TẠI ĐÂY.
Còn Eucerin mình sẽ nói sơ, chi tiết thì hẹn mn ở 1 bài review khác nhé. Em này có 12% omega (dầu hạt nho và dầu hoa anh thảo) + Licorie extract (chiết xuất cam thảo), 2 chất này củng với glycerin và acid béo trong thành phần giúp cấp ẩm và khóa ẩm luôn cho da, có tác dụng kháng viêm cực tốt.
Trong các sản phẩm còn lại thì sắp tới m dự định rinh em Cerave PM moisturising lotion, Mad hippie Face cream và Facial oil của hãng. Tất nhiên là khi dùng hết 2 món cũ đã hehe. À trong hình có em dầu Squalane của Timless cực ngon-bổ-rẻ mà thấy ít chị em dùng quá, em này rất tốt cho các bạn da yếu, mỏng, cần phục hồi da, chất dầu cũng thấm nhanh và ko nhờn rít nữa :)
B. Phân loại dựa theo thành phần dưỡng ẩm:
- Sáp/bơ khóa ẩm (sản phẩm dưỡng ẩm có thành phần đứng thứ 1 hoặc thứ 2 thuộc nhóm occlusives): thường có texture đặc, nặng và khi apply lên da hầu như ko thẩm thấu mà sẽ tạo màng cho da. Những sản phẩm này thường dùng cho da siêu siêu khô, đặc trị cho da khô nứt nẻ hoặc ở vùng thời tiết lạnh âm độ.
- Kem/sữa cấp ẩm (sản phẩm dưỡng ẩm có thành phần đứng thứ 2 hoặc 3 thuộc nhóm humectants, đứng đầu dĩ nhiên là nước/nước lô hội/...): có texture lỏng và nhẹ hơn, ko đặc như sáp/bơ khóa ẩm; thẩm thấu tốt hơn và thường được kết hợp thêm thành phần khóa ẩm để tránh da bị mất độ ẩm. Texture: ở dạng lotion, gel, cream
- Kem làm mềm và mịn da (sản phẩm dưỡng ẩm có thành phần đứng thứ 2 hoặc 3 thuộc nhóm emollients): texture khá giống sáp/bơ khóa ẩm nhưng nhẹ và ko đặc bằng, apply lên da sẽ cho cảm giác mềm mịn, hơi rít và dính lúc đầu nhưng sẽ thấm dần. Texture: ở dạng cream
Các sản phẩm thuộc nhóm kem/sữa cấp ẩm sẽ giống các sp có texture lotion/gel/cream ở phần A nhé mn. Còn các sp thuộc 2 nhóm còn lại thì m sẽ giới thiệu 1 số sản phẩm sau:
Trong mấy em trên hình thì có lẽ mọi người biết tới La roche-posay Baume B5 với Guerisson Horse oil cream và Vaseline nhiều nhất nhỉ. Vaseline thì 100% petrolatum rồi, thoa body or môi tạm ổn chứ thoa mặt thì ko nên nhé mn. Trong list này thì m recommend em La roche-posay Baume B5 nhất, thành phần dạng dược mỹ phẩm nên ko có thiên nhiên gì ở đây cả, nhưng tin mình đi, em này vô cùng hữu hiệu với các bạn da khô, sần, da yếu do bị viêm da và sau đợt trị mụn. Giá cũng khá hời nữa và rất dễ mua, cứ ra Guardian là có.
Ngoài ra, còn có em Guerisson Horse oil cream, em này thành phần đứng thứ 2 là acid béo (Caprylic/Capric Triglyceride), thứ 4 là glycerin rồi mỡ ngựa, shea butter. Vì vậy em này là kem làm mềm và mịn da thôi, cũng có niacinamide rồi ceramide này kia nhưng với tỷ lệ thấp thành ra hãng cho 2 em này cho vui chứ theo mình chả giúp ích gì nhiều. Bạn nào da khô, hỗn hợp khô sẽ hợp em này hơn vì các thành phần đầu toàn là các chất khá nặng và thẩm thấu chậm.
3. Cách phối hợp và sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm trong skincare routine. Da mụn có nên dưỡng ẩm không ?
Nãy giờ mình đã nói chán chê dài dòng về các thành phần dưỡng ẩm và các sản phẩm dưỡng ẩm rồi, tức là có nguyên liệu và công cụ rồi thì giờ làm bánh như thế nào cho ngon và đẹp mắt nhất, tiết kiệm thời gian nhất đây ? Sau đây mình sẽ tùy vào loại da mà sắp xếp sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp vào skincare routine (lưu ý routine dưới đây chỉ gồm các bước cơ bản thôi nhé):
- Da thường: sữa rửa mặt - (toner) - (tẩy tế bào chết hóa học) - (serum) - kem/sữa cấp ẩm (chọn dạng lotion/gel/cream tùy thích) - (facial oil)
- Da dầu: sữa rửa mặt - toner - (tẩy tế bào chết hóa học) - (serum) - kem/sữa cấp ẩm (chọn dạng lotion/gel tùy thích) - (facial oil)
- Da hỗn hợp thiên dầu: sữa rửa mặt - toner - (tẩy tế bào chết hóa học) - (serum) - kem/sữa cấp ẩm (chọn dạng lotion/gel tùy thích) - (facial oil)
- Da hỗn hợp thiên khô: sữa rửa mặt - (toner) - (tẩy tế bào chết hóa học) - (serum) - kem/sữa cấp ẩm (chọn dạng gel/cream tùy thích) - (facial oil)
- Da khô: sữa rửa mặt - (toner) - (tẩy tế bào chết hóa học) - (serum) - kem/sữa cấp ẩm dạng cream hoặc kem làm mềm và mịn da - (facial oil)
Những routine trên chỉ mang tính gợi ý thôi, tùy vào tình trạng da hiện tại và thời tiết mn có thể thay đổi cho thích hợp. Ví dụ nếu da bạn đang bị kích ứng nặng với các triệu chứng sưng, ngứa, đỏ và rát với hàng loạt mụn viêm thì tất nhiên phải dừng tất cả các sản phẩm lại và nên tham khảo bác sĩ có được dùng ointment để giảm ngứa, rát ko nhé.
Các sản phẩm mình để trong ( ) tức là các sản phẩm có cũng đc ko có cũng ko sao. Nhưng theo mình, nếu các bạn đã có chu trình dưỡng da cơ bản và thực hiện được 1 năm or hơn thì nên xem xét cho thêm tẩy tế bào chết hóa học (chemical exfoliants) vào routine, nhất là ở độ tuổi 20 trở lên, các sản phẩm này sẽ giúp các bước dưỡng sau thẩm thấu tốt hơn vào da và phát huy tối ưu hơn.
*TIPS CHO DA KHÔ NHẠY CẢM mùa lạnh này: mình thuộc loại da khô nhạy cảm nên dựa theo kinh nghiệm cá nhân sẽ chia sẻ một vài bí quyết nhỏ khi trời tự nhiên trở lạnh thế này, các loại da khác có thể tham khảo nhưng mình ko sure sẽ phù hợp nhé. Vậy khi đột ngột trời trở lạnh, hoặc khi bạn đi du lịch từ 1 nơi ấm sang nơi lạnh thì nên làm gì với skincare routine hiện tại để da ko bị "sốc" ?
=> dùng sản phẩm dưỡng ẩm nhiều hơn 2 lần 1 ngày, mình đã thử và thành công nhé hehe. Kem dưỡng hay lotion dưỡng đều được, bạn cứ thoải mái dùng hơn 2 lần 1 ngày và chả có gì xảy ra cả ngoài việc da bạn mềm min và căng mượt hơn hẳn. Sửa rửa mặt thì hạn chế dùng hơn 2 lần chứ kem dưỡng chả ai nói bạn ko được dùng nhiều cả. Tuy nhiên, cái này chỉ áp dụng với các sản phẩm có texture mỏng nhẹ, thẩm thấu tốt thôi nhé. Về số lần thoa: cứ sau khi bạn rửa mặt, tắm, tẩy trang xong thì nhớ thoa kem dưỡng ẩm lại, hoặc khi nào thấy khô thì lại lấy ra thoa. Hạn chế makeup trong mùa này nhé, nếu có thì nên dưỡng ẩm trước khi makeup hoặc mix squalane, lotion lỏng vào kem nền để da ko bị khô.
*DA MỤN CÓ NÊN DƯỠNG ẨM KHÔNG ?
- Chủ đề này mình thường xuyên thấy các bạn tranh luận trên các diễn đàn đây. Câu trả lời của mình là: NÊN nhé ! Mình đã tham khảo khá nhiều sách, bài viết của các bác sĩ da liễu, chuyên gia và các nhà sáng chế mỹ phẩm, đa số họ đều recommend dùng sản phẩm dưỡng ẩm cho da đang bị mụn/dễ bị mụn và đồng thời cũng chứng minh được ở nhiều trường hợp khi người bị mụn dùng moisturizer nhanh hết mụn hơn khi ko dùng. Nguồn: (0)
- Như mọi người đã biết, da mụn thì chắc chắn phải dùng treatments (các sản phẩm đặc trị mụn) rồi đúng không, mà các sản phẩm này thì thành phần khá là "mạnh mẽ", thường gây bong tróc và kích ứng kèm theo khá nhiều tác dụng phụ khác (nhất là isotretioin). Do đó, việc ngưng hết các sp dưỡng da và chỉ dùng treatment để không "nuôi" thêm mụn thoạt đầu nghe có lý nhưng đây là logic vô cùng SAI LẦM. Sự thật khi chỉ dùng treatment và ko dùng moisturizer sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn bạn tưởng, da ko những hết mụn mà còn yếu dần. Lý do:
Da bị mụn => dùng treatment liều mạnh và ko dùng moisturizer => da bị kích ứng liên tục (rát, ngứa, đỏ,...) => da nhạy cảm hơn, hàng rào bảo vệ da yếu dần => xảy ra hiện tượng da mất độ ẩm nghiêm trọng, da mất khả năng giữ nước - transepidermal water loss (TEWL) => làm tình trạng viêm da nặng thêm và tạo thêm nhiều ổ viêm (tức là mụn đó ạ) => da bị mụn nặng hơn và ko thể chữa hết mụn
Mà buồn cười là, ko biết các bạn nghe hay xem ở đâu lại nói thế. Chả có chứng minh khoa học nào cho việc dùng kem dưỡng ẩm là nuôi mụn cả, bạn dùng kem dưỡng ẩm để cấp ẩm cho da chứ có phải thoa 1 đống vi sinh và vi khuẩn P.acnes vào mặt đâu mà gọi là nuôi mụn ?
- Mặt khác, đã có nhiều chứng minh cho việc da mau hết mụn nếu người bị mụn dùng phối hợp treatment và moisturizer ĐÚNG CÁCH. Nguồn: phần "Moisturizers for acne" (1). Quay trở lại ý đầu mình đã đề cập, da mụn do nhiều nguyên nhân gây ra (mình đã viết về vấn đề này tại ĐÂY), nhưng dù do nguyên nhân nào thì đây cũng là biểu hiện cho việc hàng rào da bị phá hủy. Lúc này hợp lý nhất là bạn chọn dùng các sản phẩm dưỡng ẩm thẩm thấu tốt, thành phần đơn giản để hạn chế kích ứng/dị ứng. Da mụn theo như mình đã nghiên cứu ở nguồn (1) thì nên dùng các loại kem dưỡng mỏng nhẹ, có chứa dimethicone và glycerin,hyaluronic acid giúp hạn chế sự mất nước của da (dĩ nhiên nếu bạn dị ứng dimethicone thì né nó ra nhé), chứa các chất kháng viêm như aloe vera, licorice extract, witch hazel, zinc, niacinamide, panthenol,...Dùng kem dưỡng ẩm trước khi dùng treatment là tốt nhất nhé.
=> TÓM LẠI: da mụn vẫn cần phải dùng sản phẩm dưỡng ẩm. Nhưng chú ý chọn những sản phẩm có thành phần đơn giản, chứa các chất kháng viêm, water-based, oil-free và có nhãn non-comodogenic, hypoallergenic, non-irritating. Kèm theo sử dụng các sữa rửa mặt dịu nhẹ để ko làm mất độ pH tự nhiên của da, nên dùng thêm chemical exfoliants (tẩy tb chết hóa học). Một số moisturizer cho da mụn mà mình recommend:
- Cerave PM moisturising lotion
- La roche-posay Effaclar H, Toleriane Ultra light
- Simple Oil balancing moisturiser
Vậy nhen có câu hỏi nào mn cứ comment cho mình, viết tới đây mình mờ cả mắt luôn :)))
- Da hỗn hợp thiên khô: sữa rửa mặt - (toner) - (tẩy tế bào chết hóa học) - (serum) - kem/sữa cấp ẩm (chọn dạng gel/cream tùy thích) - (facial oil)
- Da khô: sữa rửa mặt - (toner) - (tẩy tế bào chết hóa học) - (serum) - kem/sữa cấp ẩm dạng cream hoặc kem làm mềm và mịn da - (facial oil)
Những routine trên chỉ mang tính gợi ý thôi, tùy vào tình trạng da hiện tại và thời tiết mn có thể thay đổi cho thích hợp. Ví dụ nếu da bạn đang bị kích ứng nặng với các triệu chứng sưng, ngứa, đỏ và rát với hàng loạt mụn viêm thì tất nhiên phải dừng tất cả các sản phẩm lại và nên tham khảo bác sĩ có được dùng ointment để giảm ngứa, rát ko nhé.
Các sản phẩm mình để trong ( ) tức là các sản phẩm có cũng đc ko có cũng ko sao. Nhưng theo mình, nếu các bạn đã có chu trình dưỡng da cơ bản và thực hiện được 1 năm or hơn thì nên xem xét cho thêm tẩy tế bào chết hóa học (chemical exfoliants) vào routine, nhất là ở độ tuổi 20 trở lên, các sản phẩm này sẽ giúp các bước dưỡng sau thẩm thấu tốt hơn vào da và phát huy tối ưu hơn.
*TIPS CHO DA KHÔ NHẠY CẢM mùa lạnh này: mình thuộc loại da khô nhạy cảm nên dựa theo kinh nghiệm cá nhân sẽ chia sẻ một vài bí quyết nhỏ khi trời tự nhiên trở lạnh thế này, các loại da khác có thể tham khảo nhưng mình ko sure sẽ phù hợp nhé. Vậy khi đột ngột trời trở lạnh, hoặc khi bạn đi du lịch từ 1 nơi ấm sang nơi lạnh thì nên làm gì với skincare routine hiện tại để da ko bị "sốc" ?
=> dùng sản phẩm dưỡng ẩm nhiều hơn 2 lần 1 ngày, mình đã thử và thành công nhé hehe. Kem dưỡng hay lotion dưỡng đều được, bạn cứ thoải mái dùng hơn 2 lần 1 ngày và chả có gì xảy ra cả ngoài việc da bạn mềm min và căng mượt hơn hẳn. Sửa rửa mặt thì hạn chế dùng hơn 2 lần chứ kem dưỡng chả ai nói bạn ko được dùng nhiều cả. Tuy nhiên, cái này chỉ áp dụng với các sản phẩm có texture mỏng nhẹ, thẩm thấu tốt thôi nhé. Về số lần thoa: cứ sau khi bạn rửa mặt, tắm, tẩy trang xong thì nhớ thoa kem dưỡng ẩm lại, hoặc khi nào thấy khô thì lại lấy ra thoa. Hạn chế makeup trong mùa này nhé, nếu có thì nên dưỡng ẩm trước khi makeup hoặc mix squalane, lotion lỏng vào kem nền để da ko bị khô.
*DA MỤN CÓ NÊN DƯỠNG ẨM KHÔNG ?
- Chủ đề này mình thường xuyên thấy các bạn tranh luận trên các diễn đàn đây. Câu trả lời của mình là: NÊN nhé ! Mình đã tham khảo khá nhiều sách, bài viết của các bác sĩ da liễu, chuyên gia và các nhà sáng chế mỹ phẩm, đa số họ đều recommend dùng sản phẩm dưỡng ẩm cho da đang bị mụn/dễ bị mụn và đồng thời cũng chứng minh được ở nhiều trường hợp khi người bị mụn dùng moisturizer nhanh hết mụn hơn khi ko dùng. Nguồn: (0)
- Như mọi người đã biết, da mụn thì chắc chắn phải dùng treatments (các sản phẩm đặc trị mụn) rồi đúng không, mà các sản phẩm này thì thành phần khá là "mạnh mẽ", thường gây bong tróc và kích ứng kèm theo khá nhiều tác dụng phụ khác (nhất là isotretioin). Do đó, việc ngưng hết các sp dưỡng da và chỉ dùng treatment để không "nuôi" thêm mụn thoạt đầu nghe có lý nhưng đây là logic vô cùng SAI LẦM. Sự thật khi chỉ dùng treatment và ko dùng moisturizer sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn bạn tưởng, da ko những hết mụn mà còn yếu dần. Lý do:
Da bị mụn => dùng treatment liều mạnh và ko dùng moisturizer => da bị kích ứng liên tục (rát, ngứa, đỏ,...) => da nhạy cảm hơn, hàng rào bảo vệ da yếu dần => xảy ra hiện tượng da mất độ ẩm nghiêm trọng, da mất khả năng giữ nước - transepidermal water loss (TEWL) => làm tình trạng viêm da nặng thêm và tạo thêm nhiều ổ viêm (tức là mụn đó ạ) => da bị mụn nặng hơn và ko thể chữa hết mụn
Mà buồn cười là, ko biết các bạn nghe hay xem ở đâu lại nói thế. Chả có chứng minh khoa học nào cho việc dùng kem dưỡng ẩm là nuôi mụn cả, bạn dùng kem dưỡng ẩm để cấp ẩm cho da chứ có phải thoa 1 đống vi sinh và vi khuẩn P.acnes vào mặt đâu mà gọi là nuôi mụn ?
- Mặt khác, đã có nhiều chứng minh cho việc da mau hết mụn nếu người bị mụn dùng phối hợp treatment và moisturizer ĐÚNG CÁCH. Nguồn: phần "Moisturizers for acne" (1). Quay trở lại ý đầu mình đã đề cập, da mụn do nhiều nguyên nhân gây ra (mình đã viết về vấn đề này tại ĐÂY), nhưng dù do nguyên nhân nào thì đây cũng là biểu hiện cho việc hàng rào da bị phá hủy. Lúc này hợp lý nhất là bạn chọn dùng các sản phẩm dưỡng ẩm thẩm thấu tốt, thành phần đơn giản để hạn chế kích ứng/dị ứng. Da mụn theo như mình đã nghiên cứu ở nguồn (1) thì nên dùng các loại kem dưỡng mỏng nhẹ, có chứa dimethicone và glycerin,hyaluronic acid giúp hạn chế sự mất nước của da (dĩ nhiên nếu bạn dị ứng dimethicone thì né nó ra nhé), chứa các chất kháng viêm như aloe vera, licorice extract, witch hazel, zinc, niacinamide, panthenol,...Dùng kem dưỡng ẩm trước khi dùng treatment là tốt nhất nhé.
=> TÓM LẠI: da mụn vẫn cần phải dùng sản phẩm dưỡng ẩm. Nhưng chú ý chọn những sản phẩm có thành phần đơn giản, chứa các chất kháng viêm, water-based, oil-free và có nhãn non-comodogenic, hypoallergenic, non-irritating. Kèm theo sử dụng các sữa rửa mặt dịu nhẹ để ko làm mất độ pH tự nhiên của da, nên dùng thêm chemical exfoliants (tẩy tb chết hóa học). Một số moisturizer cho da mụn mà mình recommend:
- Acne.org Moisturiser
- Paula's Choice Skin Balancing Moisturiser
- Cerave PM moisturising lotion
- La roche-posay Effaclar H, Toleriane Ultra light
- Simple Oil balancing moisturiser
Vậy nhen có câu hỏi nào mn cứ comment cho mình, viết tới đây mình mờ cả mắt luôn :)))
Comments
Post a Comment