[ Acne 101 ] #1 Nhận biết các loại mụn và cơ chế hình thành mụn
Hi mn,
Đã lâu lắm rồi (tầm nửa năm rồi ấy chứ) m ko viết 1 bài chuyên đề nào về skincare hay makeup hết, nên hôm nay cũng rảnh rỗi làm 1 chuyên đề đã hứa với mn từ lâu nhưng cứ lưỡng lự mãi chưa viết, phần vì lười (!), phần vì da mình ít khi nổi mụn nên kinh nghiệm thực tế chưa đc tích lũy nhiều để chia sẻ với mn. Tính mình thì rất khắt khe trong những chuyện viết bài chia sẻ về skincare này, vì thật sự phải NẮM THẬT CHẮC là kiến thức mà m đang chia sẻ là ĐÚNG, CÓ NGUỒN DẪN CHỨNG và tài liệu khoa học, căn cứ đáng tin cậy. Vì những kiến thức này m sẽ áp dụng vào chính làn da của m, trực tiếp tác động nên việc cân nhắc, suy tính và đòi hỏi tính chính xác cao là điều đương nhiên mn nhỉ :)
Oke ko dài dòng nữa, vấn đề hôm nay m sẽ chia sẻ với mn là tất tần tật về MỤN - 1 vấn đề mà hầu như 10 người thì hết 10 người đều đã từng trải qua, ko sớm thì muộn, ko nặng thì nhẹ. Hiện tượng khi 1 người bị mụn (các loại mụn thông thường) đc gọi theo thuật ngữ y học là "acne vulgaris". Ngoài ra mụn còn đc goi với nhiều cái tên tiếng Anh khác như : spots, pimple, zits,...
Bài viết hôm nay m sẽ giải đáp các câu hỏi sau:
1. Mụn là gì và nguyên nhân gây ra mụn (cơ chế hình thành mụn) ?
2. Cách nhận biết các loại mụn thường gặp.
3. Một số quan điểm sai lầm về mụn.
1. Mụn và nguyên nhân gây ra mụn ?
MỤN là 1 biểu hiện của da nhạy cảm (Type 1 Sensitive skin - theo Leslie Baumann, MD), nói đơn giản là hiện tượng khi lỗ chân lông bị TẮC NGHẼN sẽ sinh mụn, sự tắc nghẽn đó thông thường (trong đa số trường hợp) bắt nguồn từ các (có khi do 1 hoặc do 2 hoặc cả 3) nguyên nhân sau:
- TUYẾN BÃ NHỜN không ổn định và "làm việc" mất kiểm soát (Sebaceous Gland Hyperactivity): hiện tượng này thường xảy ra ở các bạn sỡ hữu loại da dầu với tuyến bã nhờn hoạt động "mạnh" hơn các loại da khác, hoặc ở các bạn tuổi dậy thì. Tuyến bã nhờn bị "điều khiển" bởi hormon, do đó khi ở độ tuổi dậy thì, hormon testosterone gia tăng gây rối loạn sự bài tiết bã nhờn từ đó gia tăng khả năng gây mụn nếu da ở độ tuổi này ko đc chăm sóc phù hợp. Ở tuổi trưởng thành lý do mụn vẫn xuất hiện, đặc biệt là ở nữ giới (nam giới thường ít gặp hơn) vì mỗi khi vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, sự gia tăng đột ngột hormon LH (1 hormon kích thích rụng trứng) và quá trình rụng trứng diễn ra ngay sau đó sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn bình thường, gây ra hiện tượng "breakout" mà mn thường gọi vào trc ngày có kinh khoảng 2-7 ngày.
=> TÓM LẠI: tuyến bã nhờn hoạt động quá mức gây ra sự "dư thừa" bã nhờn làm tắc nghẽn lcl (1)
- CƠ CHẾ ĐÀO THẢI TẾ BÀO DA CHẾT bất thường (Changes in Follicular Keratinization): bình thường da sẽ có cơ chế tự bong tróc các lớp tế bào da chết thường xuyên (khi bạn ngủ, khi cử động, khi tắm,...) ra môi trường bên ngoài nhưng hiện tượng này ở trên da mặt lại khác. Mỗi khi tế bào da mới đc hình thành, tế bào da chết sẽ "chạy" vào lỗ chân lông trên da mặt, ở người gặp các vấn đề về da hoặc do nguyên nhân trên (tuyến bã nhờn hoạt động mất kiểm soát) thì các tế bào chết này sẽ "dính" với nhau tạo thành khối bít tắc lcl.
=> TÓM LẠI: tế bào da chết ko đc dọn dẹp sạch sẽ "kết dính" với nhau và tạo thành khối bít tắc gây tắc nghẽn lcl (2)
- VI KHUẨN P.ACNES tấn công và "xâm chiếm" khi có khối bít tắc ở lỗ chân lông: khi (1)+(2) xảy ra gây khối bít tắc ở lcl - khối bít tắc này chính là "thức ăn ưa thích" của vi khuẩn P.acnes - 1 loại vi khuẩn thường đc tìm thấy trên da người (ngay cả các bạn ko có mụn cũng có vi khuẩn này trên bề mặt da nhé). Khi P.acnes tấn công, hệ miễn dịch của da sẽ hoạt động và "tự vệ" gây ra các hiện tượng như : đỏ da, sưng và nhức,...Từ đó hiện tượng viêm (inflamation) hình thành, hay còn gọi là mụn đó mn ạ.
=> TÓM LẠI: vi khuẩn P.acnes tấn công sau khi có tác nhân (1)+(2), kích thích hàng rào miễn dịch (tế bào bạch cầu) và các hiện tượng "phản vệ" khác xảy ra tạo thành ổ viêm ở lỗ chân lông.
Ngoài 3 nguyên nhân thông thường và chủ yếu m đã đề cập ở trên thì còn 1 số nguyên nhân khác, gián tiếp hoặc trực tiếp, hoặc là yếu tố trigger cho 3 nguyên nhân trên như : gen di truyền, stress, dùng mỹ phẩm ko rõ nguồn gốc, chế độ ăn uống, khí hậu....
*Hình ảnh miêu tả cơ chế hình thành mụn*
- Hình A: quá trình tái tạo tế bào da diễn ra liên tục, các tế bào da chết bong tróc rơi vào các lcl
- Hình B: tuyến bã nhờn bất thường, tiết nhiều sebum hơn bình thường + tế bào chết quá nhiều ko đc "dọn dẹp" thường xuyên => kết dính với nhau gây tắc nghẽn lcl
- Hình C: Vi khuẩn (chủ yếu là P. acnes) di chuyển vào khối bít tắc
- Hình D: Khối bít tắc+vi khuẩn gây sưng và viêm nhiễm lcl => giai đoạn này thường da sẽ cóbiểu hiện sưng nhẹ, đỏ và có thể hơi nhức.
- Hình E: hiện tượng viêm nhiễm nặng khi ko được can thiệp/chữa trị, gây hiên tượng phá hủy cấu trúc lỗ chân lông (vách nang lông bị vỡ/nứt - tổn thương) => giai đoạn mụn viêm nhiễm nặng, sâu ảnh hưởng đến các mô lân cận và khi hết thường sẽ để lại sẹo khó lành.
2. Cách nhận biết các loại mụn thường gặp
- Mụn không (chưa) viêm:
+ White heads (mụn ẩn): mụn có thể có nhân hoặc ko nhân, nằm dưới bề mặt da, sờ lên không đau nhức, không đỏ nhưng làm bề mặt da sần sùi.
+ Black heads (mụn đầu đen): giống như whiteheads nhưng ko nằm dưới bề mặt da, đầu nhân mụn tiếp xúc với môi trường bị oxi hóa nên hình thành những chấm đen, hơi sần, đụng vào cứng trên bề mặt da. (LƯU Ý: mn hay nhầm lẫn mụn đầu đen với sợi bã nhờn lắm này, sợi bã nhờn thường sẽ xuất hiện thành cụm trong khi blackheads nổi riêng rẽ; sợi bã nhờn có thể nặn ra 1 cách dễ dàng và khi nặn sẽ trồi ra 1 sợi trắng đục/vàng dài như sợi chỉ trong khi mụn đầu đen nặn ra nhân mụn cứng với đầu nhân mụn có màu đen nhé mn)
- Mụn viêm:
+ Papules (mụn đỏ): mụn có kích thước nhỏ, có màu hồng, chạm vào hơi mềm, thường ko gây đau nhức.
+ Pustules (mụn mủ): mụn có kích thước nhỏ, có màu đỏ xung quanh nốt mụn, chạm vào hơi mềm, có mủ vàng/trắng ở giữa, thường ko gây đau nhức.
+ Nodules/Cysts (mụn bọc): các nốt mụn có kích thước to (thường to cỡ đầu ngón trỏ or hơn), chạm vào hơi cứng, gây đau nhức, nhân nằm sâu dưới da và có mủ hoặc không.
3. Một số quan điểm sai lầm về mụn
- Rửa mặt nhiều hơn bình thường để giữ da sạch: đây là sai lầm mà nhiều người rất hay mắc phải, mn thường nghĩ rửa mặt nhiều sẽ giữ da sạch, từ đó sẽ mau hết mụn nhưng sự thật thì KHÔNG nhé ! Rửa mặt hơn 2 lần/ngày sẽ làm da bạn khô hơn, kích thích các tuyến bã nhờn hoạt động nhiều hơn => sự bít tắt lcl nặng hơn => tình trạng mụn tệ hơn, có thể "tặng" thêm cho bạn vài nốt nữa là. Ngay cả với nước máy ko dùng sữa rửa mặt cũng vậy thôi mn ạ, vì nước máy có độ pH cũng tầm 7-8 rồi, thay vì rửa mn có thể dùng giấy thấm dầu, khăn giấy để thấm dầu thừa, vừa sạch sẽ vừa ko strip lớp dầu tự nhiên trên da hen.
- Ngưng dùng tất cả các loại mỹ phẩm dưỡng da bạn đang dùng, ngay cả sữa rửa mặt: trừ khi bác sĩ da liểu khám và bắt buộc bạn phải làm vậy, nếu ko thì m khuyên là nếu bạn lo lắng dùng mỹ phẩm sẽ làm mụn nặng thêm thì cũng ko hoàn toàn sai, nhưng cũng ko đúng. Khi da mụn, tức là tuyến dầu hoạt động bất thường, lcl bị tắc nghẽn thì việc GIỮ CHO SKINCARE ROUTINE TỐI GIẢN là đúng, nhưng b KO NÊN bỏ hết tất cả các bước nhé. Đặc biệt là 3 bước cơ bản: làm sạch - đặc trị - dưỡng ẩm. Cụ thể lý do m sẽ viết ở bài #2 Cách trị mụn sau :)
- Chuyển qua sử dụng các liệu pháp thiên nhiên, mỹ phẩm handmade, mỹ phẩm organic 100% là tốt nhất: m đồng ý là mỹ phẩm thiên nhiên hay có nguồn gốc thiên nhiên, mp organic rất tốt, quá tốt ấy chứ, nhưng tin buồn là khi bạn đang bị mụn, tức là da bạn đang thuộc loại da nhạy cảm và rất dễ bị kích ứng với bất kỳ loại mỹ phẩm nào (từ cao cấp đến bình dân, từ dược mp đến mp organic). Do đó, việc thay đổi đột ngột loại mp bạn đang dùng là hết sức "liểu lĩnh" thậm chí có thể khiến da rơi vào tình trạng nặng hơn do khả năng gây kích ứng của mp organic là khá cao (vd: mặt nạ nghệ/bột trà xanh nguyên chất ko pha trộn rất dễ gây kích ứng khi đắp trực tiếp vì so với mask làm sẵn của các hãng uy tín đã đc nghiên cứu với các tỷ lệ pha trộn các chất, thử nghiệm lâm sàn,....thì hẳn là ko đáng tin bằng)
- Dùng kem đánh răng thoa lên mụn để qua đêm mụn sẽ nhanh hết: m thấy tới tận ngày nay mà vẫn còn kha khá các bài báo mạng lá cải lan truyền cách trị mụn rất nhảm nhí này :))) cái này là SAI hoàn toàn nhé, m đã tham khảo nhiều blog làm đẹp uy tín cả ở VN lẫn US, UK rồi cả sách của bà Leslie Baumann thì chưa thấy thông tin nào chứng minh kem đánh răng có thể làm khỏi mụn nhanh chóng cả, thậm chí ko khéo thành phần methol với liều lượng cao trong kem đánh răng có thể gây phỏng và rát nữa !
Haizz mụn luôn là vấn đề muôn thưở và ko hề có sự tiên liệu hay dự đoán nào đc. Điển hình là khi viết bài này m đang bị 2 cục papules tròn đỏ ở má phải khu vực gần miệng/quai hàm đây, nguyên nhân là do m vừa trải qua chu kỳ kinh nguyệt. Tình trạng này dạo gần đây m hay gặp lắm, cứ 1 tuần trước khi tới chu kỳ là nổi, nếu ăn uống điều độ thì nổi ít tầm 2-3 nốt nhỏ thôi nhưng hễ lơ là ăn ngọt thực khuya là 3-4 cục to to thi nhau nổi :))) Nhưng m vẫn cứ bình tĩnh mà tri thôi,cũng buồn lắm ấy chứ vì da đang căng bóng mượt mà trắng trẻo mà hôm sau thức dậy thấy 2 bé mụn phá hủy dung nhan, nhưng tự nghĩ thôi thì mụn cũng đến rồi đi, hơi lâu tí nhưng trước sau gì cũng hết, stress quá nhiều khi lâu hết hơn ấy nhỉ ;)
Viết tới đây m đuối quá rồi, hẹn mn ở bài viết sau vào 1 ngày.....ko xa :) Cảm ơn mn đã theo dõi !
*Bài viết này m có tham khảo kiến thức và mượn hình ở các nguồn sau*
- Cosmetic Dermatology, second edition, Leslie Baumann, MD
- WebMD (link)
- aad.org (link)
- dermnetnz.org (link)
This is a great posst
ReplyDeleteHello thanks for posting this
ReplyDelete